9 cây thuốc nam chửa ho thông dụng hiệu quả

9 cây thuốc nam chửa họ có trong sách y học cổ truyền Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế

1. BẠC HÀ

Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)

Tên khoa học: Mentha arvensis L.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Sơ phong, thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can, giải uất, giải độc. Chữa cảm mạo phong nhiệt, cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ, thúc đẩy sởi mọc, ngực sườn đầy tức.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 20g, hãm vào nước sôi 200 ml, cách 3 giờ uống một lần.

 

2. BÁCH BỘ

Tên khác: Củ ba mươi, dây đẹt ác, hơ linh (Ba Na)

Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.

Họ: Bách bộ (Stemonaceae)

Bộ phận dùng: Rễ

Công năng, chủ trị: Nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Chữa các chứng ho mới hoặc ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, trị giun kim, ngứa, ghẻ lở.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 12g, sắc uống, thụt hậu môn điều trị giun kim, dùng 30 - 40g sắc lấy nước rửa điều trị ngứa, lở.

 

3. BÁN HẠ NAM

 

 

Tên khác: Cây chóc, chóc chuột, nam tinh, bán hạ ba thùy

Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) Schott.

Họ: Ráy (Araceae).

Bộ phận dùng: Thân rễ. Khi dùng phải qua chế biến cẩn thận.

Công năng, chủ trị: Hóa đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chữa nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng, ho có đờm, ho lâu ngày. Dùng ngoài chữa ong đốt, rắn rết cắn.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 10g, sắc uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

 

4. XẠ CAN

Tên khác: Rẻ quạt, lưỡi đòng

Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Họ: La dơn (Iridaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ, lá

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, hóa đàm bình suyễn. Chữa viêm họng, viêm amydal có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng, viêm tắc tuyến vú, tắc tia sữa.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 6g (dạng khô), sắc uống; 10 - 20g (thân rễ tươi) tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát cho vài hạt muối, vắt lấy nước ngậm và nuốt dần, bã hơ nóng đắp vào cổ.

 

5. HÚNG CHANH

Tên khác: Dương tử tô, Rau thơm lông.

Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Bộ phận dùng: Lá tươi hoặc dùng phần trên mặt đất cất lấy tinh dầu.

Công năng, chủ trị: Ổn phế, trừ đàm, tân ôn giải biểu, giải độc. Chữa cảm cúm, sốt nóng về chiều, chữa ho, viêm họng, khản tiếng, chữa thổ huyết, chảy máu cam, táo bón. Dùng ngoài giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn.

 

6. MẠCH MÔN

Tên khác: Mạch môn đông, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan

Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (L.f) Ker-Gawl.

Họ: Mạch môn (Haemodoraceae)

Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô.

Công năng, chủ trị: Dưỡng vị, sinh tân, nhuận phế thanh tâm. Chữa phế nhiệt do âm hư, kho khan, ho lao, tân dịch hư tổn, tâm phiền mất ngủ, tiêu khát, táo bón.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.

 

55. QUÝT

 

Tên khác: Quýt xiêm, quất thực 

Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco 

Họ: Cam (Rutaceae) 

Bộ phận dùng: Lá, vỏ, quả, hạt 

Công năng, chủ trị: Trần bì có tác dụng hành khí, táo thấp, hóa đờm. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho tức ngực, nhiều đờm. Thanh bì (vỏ quả còn xanh) có tác dụng sơ can, phá khí, tán kết, tiêu đờm. Chữa ngực sườn đau tức. Hạt quýt (quất hạch) có tác dụng hành khí, tán kết, chỉ thống. Chữa sa ruột, bìu sưng đau, đau lưng, viêm tuyến vú. Lá quýt (quất diệp) có tác dụng sơ can, hành khí, hóa đờm. Chữa ngực đau tức, ho, sưng vú. 

Liều lượng, cách dùng: Trần bì ngày dùng 4 - 12g, dạng sắc hoặc tán; Thanh bì ngày dùng 3 - 9g. Hạt quýt ngày dùng: 3 - 9g; lá quýt ngày dùng 10 - 20 lá, sắc uống.

 

8. THIÊN MÔN ĐÔNG

Tên khác: Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo.

Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.

Họ: Thiên môn đông (Asparagaceae).

Bộ phận dùng: Rễ củ. Đồ chín, bỏ vỏ, rút lõi, phơi khô hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Tư âm, sinh tân, nhuận táo, thanh phế, hóa đàm. Chữa ho, sốt do phế nhiệt, tân dịch hao tổn, táo bón.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g, sắc uống.

 

9. BỒ CÔNG ANH

Tên khác: Diếp dại, diếp trời, rau bồ cóc, rau mét, cây mũi mác

Tên khoa học: Lactuca indica L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùngPhần trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết. Chữa mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 30 g (khô), 20 - 40g (cây tươi), ép lấy nước uống hoặc sắc uống. Đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú, tắc tia sữa.