Cỏ mực hay còn gọi là nhọ nồi hay liên thảo, có tên khoa học là Eclipta Alba, thuộc loại họ cúc. Tên là cỏ mực bởi vì khi vò nát thì ta thấy nước chảy ra màu đen như mực
Cây thuốc phân bố khắp nơi từ bắc đến nam của Việt Nam. Thân cây đứng thẳng, có màu xanh lục hoặc đỏ tía, lá mọc đối nhau, cả thân và lá đều có lông. Hoa màu trắng, thường mọc ở kẻ lá hoặc trên ngọn. Cây có trái nhỏ khoảng 2-3 mm và có 3 cạnh.
Cây cỏ mực hay còn gọi nhọ nồi được phân bố rộng rãi khắp các lãnh thổ các nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam cây cỏ nhọ nồi mọc dại ven đường các vùng quê khá nhiều, thảo dược này ưa những nơi có độ ẩm cao, cây phát triển rất tốt.
Với dược tính lành, không độc, vị chua có tác dụng dưỡng huyết, thanh lọc thận, thanh nhiệt, cầm máu, làm đen râu tóc, đây là vị thuốc thường được sử dụng trong các trường hợp như sau:
Từ lâu các thầy thuốc cổ truyền đã biết đến cây cỏ mực qua công dụng trị bệnh ho ra máu bằng liều lượng như sau:
Nguyên liệu: 25g cỏ mực, 20g bạch cập, 10g a giao.
Điều chế: cho các vị thuốc trên vào nồi đun cho nước sắc lại, rót ra chén rồi cho a giao vào khuấy đều, dùng để uống 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục trong 7 ngày.
Đây là 2 căn bệnh thường gặp khi bạn quá căng thẳng mệt mỏi hoặc bị tổn thương dạ dày.
Nguyên liệu: 30g cỏ nhọ nồi, 15g lá sen, 10g trắc bá diệp
Cách làm: cho tất cả vào nồi đun sôi, lấy nước uống 3 lần mỗi ngày. Hoặc nếu bận rộn thì có thể dùng cành và lá cây cỏ mực tươi đem giã và vắt lấy nước uống.
Trong cây thuốc có nhiều chất tanin nên dùng để cầm máu rất tốt.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản: cỏ mực phơi khô, tán lấy bột và đắp trực tiếp lên vết thương bị đứt.
Đây cũng là một trong những công dụng liên quan đến việc dưỡng huyết của cỏ nhọ nồi.
Nguyên liệu: 15g cây cỏ nhọ nồi, 15g lá trắc bá diệp
Cách làm: cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun sôi lấy nước uống, làm liên tiếp trong vòng 7 ngày.
Đây là một trong những căn bệnh liên quan đến đường ruột khá nguy hiểm, nếu không chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng sau này.
Cách làm: Lấy cỏ mực tươi nướng trên miếng ngói sạch đến khi nào khô lại, đem tán thành bột rồi lấy khoảng 2 chỉ ( 8g ) hòa với nước cơm, ngày uống 2 lần
Đây là căn bệnh thường gặp ở cả đàn ông và đàn bà, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể.
Nguyên liệu: dùng một lượng bằng nhau cây cỏ mực và cây mã đề
Cách làm: rửa sạch rồi giã mát cả 2, vắt lấy nước uống 3 lần mỗi ngày vào lúc đói.
Cách làm rất đơn giản: dùng 50g, 4 quả đại táo, cam thảo 15g và bạch cập 25g đun nước sôi để nguội, uống mỗi ngày 2 lần.
Nguyên liệu: lấy 16g cỏ mực, 12g lá cúc tần, 20g sắn dây, 16g bông mã đề, 16g kinh giới sao đen và 3 lát gừng.
Cách làm: đem tất cả đun sôi 30 phút với 600ml nước, trong ngày chia 3 lần uống khi còn ấm.
Có lẽ đây là công dụng mà được phái đẹp ưa chuộng nhất vì nó giúp cải thiện tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất cần thiết từ đó giúp da dẻ đẹp và tóc đen mượt hơn.
Cây thuốc còn trị được mụn và nám cách làm rất đơn giản, chỉ nấu nước với cỏ mực tươi để uống. Nếu dụng dâu dài thì chúng ta sấy khô đều được.
Một trong những công dụng của cỏ mực là chống lão hóa râu tóc, đây là vị thuốc chữa tóc bác khá hiệu quả và rất an toàn.
Cách làm: dùng cây thuốc nấu sao cho cô đặc, tiếp đến cho thêm lượng vừa đủ mật ong và gừng rồi cô đắc lần nữa, để nguội và cho cao vào lọ để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần với 1 muỗng cao và nước đun sôi còn ấm hoặc với rượu gạo.
Phụ nữ có thai không nên dùng cây thuốc này, dễ bị băng huyết có quy cơ dẫn đến sảy thai. Kỵ với những người bị âm hư không có nhiệt, hư hàn tiêu chảy.
Cây cỏ mực đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích thiện bệnh hiểu quả, tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu như sử dụng sai cách và không đúng liều có thể gây ra như nóng rát, nổi đỏ trên da hoặc đau bụng.
Phương pháp làm đẹp da được nhiều người tin dùng, cho đến hiện tại thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra dược lý của cây thuốc này. Do đó, để không phải ủi ro trong quá trình sử dụng thì các bạn nên hỏi í kiến của chuyên gia hay thầy thuốc nhé!