Cách trồng nấm đông trùng hạ thảo ra sao, có thể tự trồng tại nhà được không là vấn đề khá nhiều người quan tâm kể từ khi đông trùng hạ thảo được nuôi trồng thành công tại Việt Nam. Cùng lắng nghe chuyên gia nghiên cứu và nuôi trồng đông trùng hạ thảo chia sẻ quy trình chi tiết ngay sau đây!
Trước khi được nghiên cứu và nuôi trồng thành công tại Việt Nam cũng như một số nước khác trên thế giới, đông trùng hạ thảo là một loài nấm tự nhiên mọc ở cao nguyên cao hơn mặt nước biển 4.000m. Tên khoa học của loài nấm này là Cordyceps sinensis và sống cộng sinh trên thân ấu trùng của loài côn trùng thuộc chi Hepoalus.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên rất quý hiếm
Đông trùng hạ thảo tự nhiên từ xưa đã là một loại dược liệu quý hiếm được vua chúa săn lùng để bồi bổ sức khỏe, cải lão hoàn đồng, điều trị bách bệnh. Đến nay đông trùng hạ thảo lại ngày càng được người tiêu dùng quan tâm bởi những giá trị dược chất mà không loại dược liệu nào có được.
Tuy nhiên đông trùng hạ thảo tự nhiên có giá bán rất cao, không phải ai cũng có khả năng chi trả, thậm chí có thể chi trả cũng không tìm mua được sản phẩm chất lượng bởi đông trùng hạ thảo tự nhiên rất quý hiếm và đang bị làm giả rất nhiều.
Phòng nuôi đông trùng hạ thảo
+ Phòng nuôi phải được vô trùng tuyệt đối và có độ sáng cũng như độ thoáng tự nhiên.
+ Trang bị hệ thống phun sương để tạo độ ẩm cần thiết (70 – 85%)
+ Trang bị hệ thống làm lạnh giữ nhiệt độ ổn định (18 – 20 độ C)
+ Hệ thống giàn và giá để đặt các lọ cơ chất, bình nuôi
+ Hệ thống đèn chiếu sáng...
Giá thể nuôi trồng đông trùng hạ thảo là dung dịch hỗn hợp từ các nguyên liệu gạo lứt, nước dừa, nhộng tằm xay nhuyễn theo tỷ lệ 1,5:5:1,2 cùng một số vi lượng thiết yếu. Giá thể sẽ được đưa vào các lọ cơ chất và tiến hành hấp thanh trùng trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó sẽ được chuyển sang phòng lạnh để chờ nguội và bắt đầu cấy giống.
Nguyên liệu giá thể nuôi trồng đông trùng hạ thảo
Kỹ thuật nuôi trồng được chia làm 4 giai đoạn rõ ràng: Nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoạch.
Các giai đoạn nuôi trồng đông trùng hạ thảo
+ Giai đoạn nuôi sợi: Các lọ cơ chất sau khi được cấy giống sẽ chuyển vào phòng sợi tối với độ ẩm 75 - 80% và nhiệt độ 18 – 20 độ C trong 10 ngày. Cho đến khi sợi nấm ăn kín toàn bộ bề mặt môi trường sinh khối thì chuyển sang giai đoạn tạo quả thể.
+ Giai đoạn tạo quả thể: Các lọ cơ chất sẽ chuyển sang nuôi ở phòng chiếu sáng đảm bảo chiếu sáng 12h/ngày với cường độ 1000 Lux, độ ẩm 75 – 80% và nhiệt độ 18 – 20 độ C. Mỗi ngày mở cửa phòng 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, mỗi lần 30 phút để lưu thông không khí. Khoảng 15 ngày sau những ngọn nấm li ti sẽ mọc lên bề mặt môi trường sinh khối và chuyển sang giai đoạn ba.
+ Giai đoạn nuôi quả thể: Tiếp tục giữ các lọ cơ chất ở chế độ chiếu sáng 12h/ngày, độ ẩm tăng lên 80 – 85%, giảm độ chiếu sáng xuống 700 Lux, giữ nguyên nhiệt độ. Hàng ngày vẫn mở cửa phòng 2 lần đồng thời theo dõi thường xuyên để loại bỏ các lọ bị hỏng, mốc, tránh lây lan. Sau khoảng 2 tháng trên ngọn nấm mọc dài ra sẽ xuất hiện bào tử nấm.
+ Giai đoạn thu hoạch: Quan sát thấy ngọn nấm chuyển sang màu vàng đậm hơn thân nấm chính là lúc tiến hành thu hoạch.
Sản phẩm đông trùng hạo thảo của công ty: