10 cây thuốc nam chữa bệnh cảm sốt có trong sách y học cổ truyền

Thứ Bảy 20/03/2021

10 cây thuốc nam chữa bệnh cảm sốt có trong sách y học cổ truyền

10 cây thuốc nam chữa cảm sốt có trong sách cây thuốc mẫu sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Ban hành theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế.

  1. Cam thảo đất
  2. Cỏ mầm trầu
  3. Cỏ nhọ nồi
  4. Cối xay
  5. Cúc tần
  6. Hương nhu
  7. Kinh giới
  8. Tía tô
  9. Xuyên tâm liên
  10. Cúc hoa

1. CAM THẢO ĐẤT

cam thảo đât

Tên khác: Cam thảo nam, thổ cam thảo, dã cam thảo, r’gờm, t’rôm lạy (K’Ho)

Tên khoa học: Scoparia dulcis L.

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Bộ phận dùng: Cả cây

Công năng, chủ trị: Bổ tỳ, sinh tân, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu. Chữa sốt, ho, viêm họng, ban chẩn, phế nhiệt gây ho, rong kinh, đái tháo đường.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 16 - 20g (dạng khô); 20 - 40g (cây tươi), sắc hoặc hãm uống.

2. CỎ MẦN TRẦU

cỏ mầm trầu

Tên khác: Cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy (K’Ho)

Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Geartn.

Họ: Lúa (Poaceae)

Bộ phận dùng: Cả cây

Công năng, chủ trị: Lương huyết, thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc, làm mát gan, làm ra mồ hôi, lợi tiểu. Chữa cảm nắng, sốt nóng, cao huyết áp, viêm gan hoàng đảm, dị ứng mẩn ngứa, đái khó, nước tiểu đỏ.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 16g (khô), 80 - 120g (cây tươi), đun sôi trong 15-20 phút, để nguội chắt lấy nước uống.

3. CỎ NHỌ NỒI

cỏ nồi hay còn gọi làm cỏ mực

Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 20g (khô), sắc uống; 30 - 50g (tươi), giã vắt lấy nước uống, bã đắp vết thương. Có thể dùng phối hợp với các cây thuốc khác chữa chứng xuất huyết.

Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, phân sống.

4. CỐI XAY

Tên khác: Giàng xay, quýnh ma, ma bản thảo, kim hoa thảo

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet

Họ: Bông (Malvaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng. Chữa cảm sốt do phong nhiệt, đau đầu, tai ù, tai điếc, sốt vàng da, bí tiểu tiện, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 12g (dạng khô), 20 - 40g (cây tươi), sắc uống.

Cối xay

5. CÚC TẦN

Tên khác: Cây lức, từ bi, phật phà (Tày)

Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Rễ, lá, cành.

Công năng, chủ trị: Phát tán phong nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, tiêu đàm. Chữa cảm mạo phong nhiệt, sốt không ra mồ hôi, phong thấp, tê bại, đau nhức xương khớp.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 16g, sắc uống.

6. HƯƠNG NHU TÍA

hương nhu hay còn gọi é tía

Tên khác: É tía

Tên khoa học: Ocimum tenuiflorum L.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy, giảm đau. Chữa sốt cao, say nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, phù thũng.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 6 - 12g, sắc hoặc hãm uống. Có thể dùng Hương nhu trắng để thay thế.

7. KINH GIỚI

Kinh giới

Tên khác: Khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái)

Tên khoa học: Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất (ngọn mang hoa)

Công năng, chủ trị: Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa. Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, viêm họng, ngứa, phong trúng kinh lạc.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 12g (dạng khô), sắc hoặc hãm uống. Khi sao đen được dùng chữa băng huyết, rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ngày dùng: 6 - 12g, sắc hoặc hãm uống.

8. TÍA TÔ

tía tô

Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Bộ phận dùng: Lá, hạt chín, cành phơi khô, hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Hành khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chữa khí uất vùng ngực, ngực sườn đày tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa. Lá và cành tía tô chữa động thai. Hạt tía tô (tô tử) giảm ho trừ đàm.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 5 - 9g, sắc uống.

9. XUYÊN TÂM LIÊN

xuyên tâm liên

Tên khác: Công cộng, lãm hạch liên, khổ đảm thảo

Tên khoa học: Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees

Họ: Ô rô (Acanthaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa lỵ cấp tính, viêm dạ dày, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, viêm Amydal, viêm gan virus, mụn nhọt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4 - 16g, dạng sắc, tán.

10. CÚC HOA

cúc hoa hay còn gọi dã cúc, cam cúc

Tên khác: Kim cúc, hoàng cúc, dã cúc, cam cúc

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Bộ phận dùng: Cụm hoa

Công năng, chủ trị: Phát tán phong nhiệt, giải độc, minh mục. Chữa các chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, mụn nhọt, đinh độc.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 16g (dạng khô), sắc uống.