8 cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp có trong sách y học cổ truyền

Thứ Sáu 22/01/2021

8 cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp có trong sách y học cổ truyền

8 cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp có trong sách y học cổ truyền .

1. CỎ XƯỚC

cỏ xước

Tên khác: Hoài ngưu tất.

Tên khoa học: Achyranthes aspera L.

Họ: Rau dền (Amaranthaceae)

Bộ phận dùng: Rễ đã phơi khô hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương, lợi thủy thông lâm. Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, đái buốt, đái rắt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 15g; 12 - 40g, sắc uống.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, ỉa lỏng, di tinh.

2. CỐT KHÍ

cốt khí củ

Tên khác: Cốt khí củ

Tên khoa học: Reynoutria japonica Houtt.

Họ: Rau răm (Polygonaceae).

Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô.

Công năng, chủ trị: Khu phong trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh, chỉ khái (giảm ho), hóa đờm, chỉ thống. Chữa đau nhức gân xương, ngã sưng đau ứ huyết, bế kinh, hoàng đản, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 9 - 15g, sắc uống, dùng ngoài sắc lấy nước để bôi, rửa, hoặc chế thành cao, bôi.

3. ĐỊA LIỀN

địa liện

Tên khác: Sơn nại, tam nại, thiền liền, sa khương

Tên khoa học: Kaempferia galanga L.

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Bộ phận dùng: Thân rễ (Rhizoma Kaempferiae) thái lát, phơi sấy khô, lá.

Công năng, chủ trị: Ôn trung, tán hàn, trừ thấp, tiêu thực. Chữa ngực bụng lạnh đau, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, nôn mửa, đau nhức xương khớp.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 4 - 8g, sắc uống. Dùng ngoài ngâm rượu để xoa bóp.

4. HY THIÊM

hy thiêm

Tên khác: Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Hy tiên.

Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.

Họ: Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chữa đau lưng, mỏi gối, đau xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 9 - 12g, sắc uống.

5. LÁ LỐT

lá lốt

Tên khác: Tất bát

Tên khoa học: Piper lolot C. DC.

Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)

Bộ phận dùng: Dùng toàn cây

Công năng, chủ trị: Ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, trừ phong thấp, kiện vị, tiêu thực, chỉ ẩu. Chữa chứng phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, tay chân tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, đau đầu, đau nhức răng, chảy nước mũi hôi, ra mồ hôi chân tay.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 12g (khô) hay 15 - 30g (tươi), sắc uống, chia 2 -3 lần.

6. NÁNG

náng

Tên khác: Lá náng, Náng hoa trắng

Tên khoa học: Crinum asiaticum L.

Họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).

Bộ phận dùng: Lá, thân hành.

Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, giảm đau. Chữa sưng, tụ máu, bong gân, sai khớp do ngã, chữa thấp khớp, nhức mỏi.

Liều lượng, cách dùng: Lá náng hơ nóng đắp vào chỗ tụ máu, bong gân, sưng tấy.

7. NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM

ngũ gia bì

Tên khác: Cây chân chim, Cây đáng, Cây lằng, Sâm non

Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin

Họ: Ngũ gia (Araliaceae).

Bộ phận dùngVỏ thân

Công năng, chủ trị: Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chữa đau lưng, đau xương do hàn thấp.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 - 20g, sắc uống.

8. SẮN DÂY

săn dây

Tên khác: Cát căn

Tên khoa học: Pueraria montana (Lour.) Merr. var. chinensis (Ohwi) Maesen

Họ: Đậu (Fabaceae)

Bộ phận dùng: Rễ củ. Cạo vỏ phơi khô hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị: Giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát, thấu chẩn, chỉ tả. Chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi, thủy đậu, ban chẩn mọc không đều, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước.

Liều lượng, cách dùng: Ngày 9 - 15g, dạng sắc.